Làm giàu bằng cách quản lý tài chính cá nhân hợp lý
Kế hoạch chi tiêu bao gồm con số cụ thể và phần trăm cho từng khoản chi tiêu trong tháng và trong năm. Ví dụ bạn chi tiêu một tháng là 10 triệu đồng, tương đương với 100%
Kiếm tiền nhiều hơn mỗi ngày nhưng bạn không biết cách quản lý tài chính cá nhân thì cũng rất khó để trở nên giàu có đừng ngồi đó cau có “ Sao làm bao nhiêu mà vẫn không có tiền, người ta thu nhập ít hơn mà vẫn giàu” đó là người ta biết cách quản lý tài chính cá nhân của họ. Ban đã làm hay suy nghĩ đến cách quản lý tài chính cá nhân của mình như thế nào chưa?
Làm giàu bằng cách quản lý tài chính cá nhân
Phân Biệt Rõ Ràng Giữa Cần và Muốn
Đầu tiên, để tiết kiệm thì bạn cần phân biệt rõ ràng giữa CẦN và MUỐN; chỉ chi tiêu cho những gì cần và hạn chế tối đa việc chi tiêu không cần thiết cho những gì đơn thuần là muốn.
Cần là những gì cần thiết cho cuộc sống của bạn hoặc sản sinh ra được giá trị kinh tế lớn hơn khi mua và sử dụng. Ví dụ đơn giản nhất của CẦN là nhu yếu phẩm hàng ngày hoặc máy móc để sản xuất ra sản phẩm và buôn bán có lời.
Muốn là những gì bạn khao khát nhưng không thật sự cần thiết – khi thiếu vắng nó thì cũng không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn đã có một cái túi đi làm màu cam và vẫn còn dùng tốt. Bạn thấy cái túi mới màu hồng rất xinh. Bạn muốn cái túi hồng nhưng cái túi hồng thực sự không cần thiết, sự không có cái túi hồng không ảnh hưởng gì tới bạn. Hoặc bạn đang có một cái điện thoại di động rất đẹp và đầy đủ tính năng nhưng ngay sau đó thị trường tung ra một sản phẩm điện thoại di động mới rất hợp mốt thời trang dù rằng tính năng của nó không có nhiều khác biệt với chiếc điện thoại của bạn. Bạn muốn chiếc điện thoại mới vì nó thật cool (thật hay ho!) nhưng chiếc điện thoại này không cần thiết và bạn cũng không gặp điều gì bất lợi khi không mua chiếc điện thoại mới.
Có Một Khoản Tiền Để Dành
Có một khoản tiền tiết kiệm cho những sự việc bất thường sẽ khiến bạn không phải lo lắng, quá stress hay khủng hoảng tinh thần khi cuộc sống xảy ra việc không mong muốn.
Một vài người quan niệm rằng, ”Được tới đâu hay tới đó ” hay ”Nếu chỉ nghĩ đến điều xấu thì sẽ gặp điều xấu ”. Tuy nhiên, cuộc sống đầy bất trắc và những người ngã quỵ là những người không có sự chuẩn bị và phòng xa tốt. Người thân quen và bạn bè cũng chỉ hỗ trợ bạn được một phần vì họ không có bổn phận, nghĩa vụ phải giúp bạn. Đồng thời họ cũng có những gánh lo riêng của họ. Bạn hãy xây dựng quỹ dự phòng này ngay từ bây giờ, bắt đầu chỉ với 50 ngàn đồng nhưng hãy xây dựng đều đặn hàng tuần, hàng tháng.
Tiêu Tiền Đúng Cách
Tiêu tiền đúng cách cũng là điều bạn phải học. Không phải bất cứ khoản tiêu nào lớn cũng là lãng phí và không phải khoản nào vừa phải hay nhỏ cũng là hợp lý.
Bạn có thể bỏ ra một khoản tiền khá lớn để theo đuổi một khóa học. Khóa học này làm nền tảng cho sự nghiệp và khả năng kiếm tiền thực tế mạnh mẽ của bạn sau này. Bạn đang tiêu tiền đúng cách.
Bạn bỏ ra một khỏan tiền vừa vừa để mua vật dụng bạn đã có và đang còn dùng tốt. Bạn đang tiêu tiền chưa đúng cách.
Việc chi tiêu hợp lý là việc chi tiêu theo khả năng tài chính, theo đúng kế hoạch, tiêu dùng thông minh và đảm bảo đúng mục đích thực tế.
Không Vay Mượn Để Chi Tiêu
Việc vay mượn để chi tiêu cũng như việc sử dụng thẻ tín dụng, dùng tiền trước – trả nợ sau bằng các khoản sẽ kiếm được về sau. Vay mượn để chi tiêu có thể coi như một thói quen xấu vì bạn đã tiêu một số tiền mà bạn không chắc chắn sẽ kiếm được về sau.
Thẻ tín dụng nếu biết sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nhưng bạn chỉ nên có một chiếc thẻ tín dụng để phục vụ cho những nhu cầu cá nhân nhất định. Bạn nhớ thanh tóan các khoản đã dùng đúng hạn.
Ngoài ra, thẻ debit (thẻ ghi nợ quốc tế) cũng là một lựa chọn tốt vì nó có tính năng như thẻ tín dụng nhưng chỉ sử dụng trong khoản tiền hữu dụng mà bạn đang thực có. Thẻ debit hạn chế việc chi tiêu quá tay của bạn cho những nhu cầu không cần thiết vì nếu không có tiền trong tài khoản thì bạn sẽ không sử dụng được.
Suy Nghĩ Kĩ Trước Khi Cho Mượn Tiền
Việc cho vay mượn tiền cũng rất nhạy cảm và rắc rối. Trừ trường hợp bạn biết rất rõ về tư cách cũng như khả năng hoàn nợ của người vay, bạn nên hạn chế tối đa việc cho vay mượn tiền.
Cho vay mượn tiền có điều khó khăn là bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ không lấy lại được khoản tiền vay hoặc hi sinh mối quan hệ của bạn với người được bạn cho vay.
Vì thế, trước khi cho vay mượn tiền, hãy xác định sẵn bạn có thể mất khoản tiền đó. Như vậy, bạn có sẵn sàng không?
Tăng Thêm Các Nguồn Thu Nhập
Thu nhập của bạn sẽ bằng tổng các nguồn thu nhập khác nhau. Có nhiều cách phân loại các nguồn thu nhập. Cách phân chia thu nhập ra làm hai loại là thu nhập chủ động và thu nhập thụ động là một cách phân chia thú vị.
Thu nhập chủ động là thu nhập cần phải có sự tham gia lao động trực tiếp của bản thân bạn, ví dụ như tiền lương khi bạn đi làm, tiền công chi trả cho những việc/ dịch vụ bạn đã hoàn thành theo thỏa thuận,… Đặc trưng của thu nhập chủ động là nếu không có sự tham gia lao động của bạn, bạn sẽ không có thu nhập. Điều này đồng nghĩa là nếu bạn không làm việc, bạn sẽ không được trả tiền.
Thu nhập thụ động là thu nhập không cần có sự lao động trực tiếp của bản thân bạn, ví dụ tiền cho thuê nhà, tiền lãi từ công việc kinh doanh (mà công việc kinh doanh vẫn chạy tốt ngay cả khi bạn không có mặt), tiền lãi từ việc gửi ngân hàng, mua bán cổ phiếu,… Đặc trưng của thu nhập thụ động là nếu không có sự tham gia lao động của bạn, bạn sẽ vẫn có thu nhập. Điều này cũng có nghĩa là nếu bạn không làm việc, bạn vẫn có tiền.
Thời gian là nguồn hàng hóa quý giá nhất. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, khi con người ta luôn muốn làm ít hơn nhưng phải được nhiều hơn, thì thu nhập thụ động dường như là chiếc chìa khóa vàng và là niềm mơ ước của những người có đầu óc kinh doanh và có chiến lược.
Có Kế Họach Chi Tiêu
Kế hoạch chi tiêu bao gồm con số cụ thể và phần trăm cho từng khoản chi tiêu trong tháng và trong năm. Ví dụ bạn chi tiêu một tháng là 10 triệu đồng, tương đương với 100% trong đó tích lũy là 1 triệu đồng, chiếm 10%; đầu tư là 1 triệu đồng, chiếm 10%, ăn uống là 4 triệu đồng, chiếm 40%; học hành là 1 triệu đồng, chiếm 10%, quần áo là 1 triệu đồng, chiếm 10%, trả nợ là 1 triệu đồng, chiếm 10%; những khoản linh tinh còn lại là 1 triệu đồng, chiếm 10%.
Có kế hoạch chi tiêu theo từng tháng và từng năm là điều bạn cần phải làm để kiểm soát mình. Đây là việc không dễ dàng và thường gây nhức đầu cho bạn khi mới bắt đầu. Nhưng một khi bạn đã quen với việc chi tiêu có kế hoạch, bạn sẽ cảm thấy rất chủ động và thoải mái với tình hình tài chính của bản thân.
Leave a Reply