Các bước đơn giản giúp xả stress trong quá trình khởi nghiệp
Thái độ ứng xử của bạn là một yếu tố dễ nhất để lan truyền. Một hành động nghĩa hiệp của bạn sẽ khiến người khác ngạc nhiên và cảm động. Đổi lại, bạn cũng sẽ có những cảm
Để đạt được thành công khi khởi nghiệp kinh doanh cần đến sự quyết tâm, kiên trì và lòng tin không gì dập tắt được. Quan trọng nhất tất cả là sự kiên cường để đối phó với những căng thẳng đang liên tục gia tăng và không hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Giữa bộn bề những chiến lược phải triển khai và các mối quan hệ phải tạo dựng, sức ép của việc phải làm mọi thứ cho tốt có thể trở nên vô cùng đáng sợ. Bạn vừa thành công với việc này thì cả tá việc khác xuất hiện. Để giảm những căng thẳng khi khởi nghiệp, hãy làm theo 6 cách thông minh sau:
1. Ném danh sách những việc cần làm vào sọt rác
Danh sách công việc cần làm có cái dở là chỉ có tăng mà không có giảm. Mà càng nhiều gạch đầu dòng công việc thì gánh nặng trên vai người thực hiện càng lớn.
Một điểm nữa là danh sách công việc cần làm tạo nên một ảo tưởng về năng suất và thứ tự ưu tiên. Nhưng thực ra, nhiều thứ ngày hôm qua còn đứng đầu danh sách thì hôm nay đã bị gạt sang một bên. Vậy nên thay vì liệt kê những việc cần làm, hãy lên danh sách những việc đã làm để theo dõi hiệu suất của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ có động lực để cố gắng làm cho danh sách dài ra thay vì cảm thấy mất tinh thần trước đống việc sẽ phải làm.
2. Viết để giải toả stress
Một nghiên cứu năm 2005 về lợi ích tinh thần và thể chất của việc viết lách đã được thực hiện trên hai nhóm. Nhóm đầu tiên đã được giao nhiệm vụ viết về những thứ làm họ căng thẳng trong cuộc sống còn nhóm kia viết về các chủ đề trung lập hơn. Kết quả cho thấy, những người viết 3-5 lần, mỗi lần 15-20 phút trong khoảng thời gian 4 tháng về những sức ép mà họ gặp phải cảm thấy tốt hơn về mặt tinh thần và thể chất so với nhóm viết về các chủ đề trung lập.
3. Quên đi mục tiêu và tập trung vào hành động
Tôi biết, nói đến từ ‘hành động’ sẽ làm bạn cảm thấy muốn dựng tóc gáy vì điều cuối cùng mà mọi người muốn là những thứ giáo điều như thế. Dù thế, thực tiễn đã chứng minh rằng mọi bài học kinh nghiệm và thành quả bạn gặt hái được đều bắt nguồn từ việc triển khai một mục tiêu chứ không phải vẽ ra nó.
Nếu bạn chơi một môn thể thao đồng đội, bạn sẽ thấy rằng sự kiên định là yếu tố quyết định chiến thắng – kiên định với ý nghĩa xuất hiện đều đặn mỗi ngày và luyện tập đi luyện tập lại. Ở đây, cái mà bạn học được không phải là ‘cách chơi’ mà là ‘thói quen rèn luyện’.
4. Dục tốc bất đạt
Khi bạn học từ thành công của những người khác, bạn sẽ đi đúng hướng hơn nhưng chưa chắc đã vững vàng hơn. Một sự lơ đãng, một nỗ lực không thành công, hay một sự cố gắng chưa đủ lớn đều là những bài học tốt nhất mà thất bại đem lại. Qua đó bạn biết còn những gì cần phải cải thiện.
Thành công hay thất bại không chỉ được xác định bởi nơi bạn đứng mà còn ở quá trình bạn sáng tạo, đổi mới và củng cố, đúc kết kinh nghiệm. Bạn thực hiện quá trình đó càng nhanh thì càng sớm tiến tới ý tưởng mới. Lưu ý: đừng vì vội vàng hay hấp tấp mà làm tắt hoặc qua quýt.
5. Luyện tập thể thao
Tập thể thao là một trong những cách giúp giải tỏa căng thẳng tốt nhất cho cơ thể. Việc luyện tập theo một lịch trình nghiêm ngặt 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 20 phút có thể giúp đảo ngược các triệu chứng của bệnh trầm cảm gây ra bởi stress. Hãy nhớ rằng, mục tiêu không quan trọng bằng hành động, có làm mới có ăn.
6. Thể hiện tinh thần thượng võ trong kinh doanh
Thái độ ứng xử của bạn là một yếu tố dễ nhất để lan truyền. Một hành động nghĩa hiệp của bạn sẽ khiến người khác ngạc nhiên và cảm động. Đổi lại, bạn cũng sẽ có những cảm nhận tích cực khi giúp đỡ người khác.
Một mặt, sự căng thẳng sẽ gặm nhấm niềm vui và ý chí của bạn. Mặt khác, nó lại là đòn bẩy giúp bạn tiến tới mục tiêu. Vì vậy, việc kiểm soát những căng thẳng trong cuộc sống là một cách hữu hiệu tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của bạn.
Leave a Reply