Bí quyết đối đáp lại nhà tuyển dụng với câu hỏi thông minh
Những cách trên có thể sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng, nhưng bạn cần lưu ý sử dụng chúng một cách khéo léo để tránh gây khó chịu với nhà tuyển dụng.
Bạn muốn tạo ấn tượng thật đặc biệt với nhà tuyển dụng ngay từ đầu? Bạn muốn thể hiện cá tính của mình? Tuy nhiên, việc thể hiện quá lố có thể cũng khiến bạn bị loại ngay từ vòng đầu.
Với những cách mà gợi ý dưới đây, hy vọng các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho từng trường hợp của mình.
1. Tìm kiếm quá nhiều thông tin
Trước khi nộp đơn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn không lãng phí thời gian để xin vào những vị trí không tương xứng với mình. Thay vào đó bạn có thể thực hiện một số việc sau:
· Tìm các công việc mình yêu thích, gọi điện cho nhà tuyển dụng và bày tỏ những mong muốn của mình (thậm chí không ít ứng viên còn cố gắng níu kéo cuộc gọi cho đến khi nhà tuyển dụng đồng ý gọi lại cho bạn); hỏi một số thông tin liên quan đến công việc và công ty.
· Hỏi về lương bổng, tiền trợ cấp, tiền thưởng, chế độ nghỉ và bất cứ điều gì bạn cho rằng chúng quan trọng.
· Yêu cầu nhà tuyển dụng gửi fax hoặc email lại cho bạn.
2. PR bản thân bằng thư xin việc
Bắt đầu lá thư xin việc với một lời tuyên bố mạnh mẽ: “Tôi rất mong được làm việc tại vị trí này.” Sau đó, giải thích tại sao bạn lại lựa chọn công việc này. Chẳng hạn: “Vị trí này không những phù hợp với mức lương tôi mong đợi mà chắc chắn nó sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm và cơ hội phát triển.”
Thậm chí, nếu nhà tuyển dụng không hỏi xem bạn yêu cầu mức lương bao nhiêu thì cùng nên bày tỏ mong muốn ở một mức tối thiểu để hy vọng công ty sẽ có thêm tiền thưởng, và một số phúc lợi khác.
3. Làm chủ buổi phỏng vấn
Trong suốt cuộc phỏng vấn, bạn đưa ra những câu hỏi thể hiện sự thông minh của mình. Ví dụ, “Hiện tại, chiến lược của công ty là gì?” Khi người phỏng vấn trả lời, bạn nối tiếp với một câu ngắn gọn: “Nếu tôi được tuyển dụng, tôi tin rằng với khả năng của mình, tôi có thể đem lại sự thành công cho công ty.” Nhưng khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có thể làm được gì để giúp cho sự phát triển của công ty, bạn lại miêu tả những công việc bạn sẽ làm một cách khái quát, mơ hồ.
Liên tục ngắt quãng người phỏng vấn khi họ đang nói. Thậm chí, khi người phỏng vấn cố gắng nói về vấn đề gì đó, và bạn lại đang cần nhấn mạnh về một chủ đề khác, bạn lờ chúng đi và nói to hơn họ bởi vì bạn nghĩ rằng những điều nhà tuyển dụng vừa nói thực sự không quan trọng.
4. Tạo sức ép với nhà tuyển dụng sau phỏng vấn
Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn vẫn tiếp tục liên lạc với người phỏng vấn để nói rằng bạn cần sự phản hồi nhanh chóng từ phía công ty.
Khi nhà tuyển dụng miễn cưỡng trả lời, bạn tạo sức ép để họ buộc phải đưa ra các thông tin. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy không hài lòng với kết quả, bạn có thể tranh luận và tìm ra những minh chứng để chứng minh rằng kết quả đánh giá đó là chưa hợp lý. Nếu bạn mạnh mẽ và có những lý lẽ thuyết phục, có thể bạn sẽ được tuyển dụng.
Nếu người phỏng vấn nói rằng người khác đã vào vị trí đó rồi, bạn cần phải yêu cầu lý do tại sao họ lại chọn người đó chứ không phải là bạn. Bạn nên kiến nghị lên giám đốc nhằm thuyết phục sếp cân nhắc trường hợp của mình.
5. Theo đuổi đến cùng
Liên tục gọi điện và gửi email với bất kỳ lý do nào:
· Tìm kiếm thêm thông tin
· Xin được hướng dẫn cách viết đơn xin việc
· Hỏi xem họ đã nhận hồ sơ của bạn chưa
· Hỏi xem cần phải mặc như thế nào trong buổi phỏng vấn
· Mong muốn được hồi âm sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc
· Hỏi xem họ đã nhận được thư cảm ơn của bạn hay chưa
· Hỏi xem quyết định cuối cùng của họ ra sao
· Yêu cầu lời giải thích tại sao bạn lại không được tuyển dụng
Những cách trên có thể sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng, nhưng bạn cần lưu ý sử dụng chúng một cách khéo léo để tránh gây khó chịu với nhà tuyển dụng.
Leave a Reply